Bình thường khi sử dụng bạn nên chú ý
gập máy xuống khi đã không dùng máy, nếu cẩn thận hơn thì nên cất máy
vào trong bao hoặc phủ 1 khẳn lên laptop, vì dùng ở nhà thì bạn thường
để luôn bên ngoài nên sẽ gây bụi bẩn.
Khi vệ sinh bạn chú ý nhẹ nhàng, không quá mạnh tay, nhất là đối với vệ sinh màn hình.
1. Vỏ ngoài: Phần vỏ bên ngoài của các laptop mặt trên thường là nhựa bóng hoặc nhôm, mặt dưới thường bằng nhựa sần nhẹ. Bạn dùng miếng vải mềm đã xịt dung dịch vệ sinh
chuyên dụng để lau. Không nên phun trực tiếp dung dịch tẩy rửa lên bề
mặt vỏ. Không dùng các loại vải có bề mặt dày, thô cứng vì có thể làm
xước, bong sơn bề mặt gây mất thẩm mỹ, chất tẩy rửa cũng là
loại chuyên dùng cho laptop chứ không phải loại nhiều xút tránh làm
bong tróc và ăn mòn.
2. Khe thoát nhiệt: Các quạt tản nhiệt trong máy khi hoạt động sẽ làm lưu thông không khí dẫn đến bụi bẩn tích tụ bám vào các khe thoát nhiệt và các thanh tản nhiệt. Lâu dần, lớp bụi sẽ dày hơn làm giảm khả năng tỏa nhiệt của máy, khiến máy vừa bẩn lại vừa nóng ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Thông thường khu vực thoát nhiệt là các khe sọc bố trí mặt sau của máy hoặc ở các cạnh bên, có hãng còn được bố trí cả ở cạnh trước của máy. Bạn dùng chiếc chổi
nhỏ đi kèm trong bộ dụng cụ vệ sinh máy để quét sạch các khe này. Khi
quét bạn cần hướng các khe máy xuống dưới để bụi rơi ra ngoài. Ngoài ra
bạn có thể sử dụng máy hút bụi mini đầu cắm USB sử dụng trên laptop để làm sạch các khe này. Sau đó ta dùng tăm quấn chút bông đã xịt dung dịch tẩy rửa để lau lại khu vực này.
3. Các cổng cắm In/Out: Các
cổng cắm thường không có nút che đậy nên bụi bẩn rất dễ bám vào. Bạn có
thể dùng quả bóng hơi đi kèm trong bộ vệ sinh hoặc máy nén khí (công
suất nhỏ) để thổi bụi ra. Không nên đặt thẳng đầu thổi vuông góc với
cổng mà cần đặt chéo chéo để bụi bị thổi ra ngoài. Tiếp theo, bạn có thể
dùng dầu vệ sinh tiếp điểm Contact Cleaner & Lubricant xịt vào trực
tiếp cổng cắm hoặc đầu tăm bông để cọ sạch bẩn.
4. Ổ quang: sau một thời gian sử
dụng máy, ổ đĩa quang cũng là nơi chứa nhiều bụi bẩn. Khi đó ổ quang bị
kẹt khó mở hoặc kén, không đọc đĩa. Do cấu tạo có nhiều gờ, rãnh nhỏ
đồng thời việc lưu thông không khí do quạt tản nhiệt tạo ra trong khoang
bo mạch nên dẫn đến bụi bẩn bị két vào. Bạn dùng chổi quét một lượt
toàn bộ khu vực ổ quang, dùng bình xịt khí nén có vòi nhỏ xịt vào các
đường rãnh hoặc các góc khuất mà tay không lau vào được. Sau đó bạn dùng vải mềm xịt dung dịch vệ sinh lau lại, chú ý lau sạch mắt đầu đọc.
5. Màn hình:
màn hình là khu vực bị ảnh hưởng rõ rệt nhất khi máy của bạn bị bụi
bẩn. Ảnh hưởng của bụi bẩn là khi tắt máy thì màn hình hiện rõ bụi, dấu
vân tay hoặc loang lổ vết bẩn. Khi bật máy thì màn hình lem nhem, không
hiển thị rõ chi tiết, màu sắc. Những vấn đề này không những làm giảm thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cả máy tính và người dùng.
Để lau màn hình, bạn cần nước tẩy rửa chuyên dụng (dành cho màn hình
laptop) hoặc nếu không có bạn có thể dùng cồn y tế pha với nước sạch
tỉ lệ 50/50. Không dùng xà phòng hoặc các loại nước tẩy rửa kính, chất
tẩy rửa chứa amoniac. Bạn xịt dung dịch vào khăn mềm (98% cotton) lau
nhẹ trên bề mặt. Lưu ý nên lau theo một chiều, không di qua di lại tránh
có những hạt bụi nhỏ cứng làm xước màn hình. Không xịt trực tiếp dung
dịch lên màn hình, nếu không có bình xịt thì đổ một ít dung dịch vừa đủ
lên bề mặt khăn lau, không nhúng cả khăn vào dung dịch tránh nước nhiều
quá gây chập mạch, hư hỏng. Quá trình lau rửa bạn cần hết sức cẩn thận, dùng lực nhẹ nhàng, không dùng ngón tay hoặc các vật cứng miết trên màn hình.
Với
các khu vực bị loang hoặc bị dính vân tay thì cần lau kỹ hơn nhưng
không nóng vội. Phần đường viền quanh màn hình bạn có thể dùng tăm bông
thấm nhẹ dung dịch rửa để lau.
6. Bàn phím:
giữa các phím có khe và khu vực này khá nhiều bụi bẩn. Các nguyên nhân
như: không khí lưu thông, ngón tay tiếp xúc, khi ta ăn uống bị rơi vãi
vào, có khi là tóc hoặc sợi vải nhỏ bay vào và kẹt trong đó. Để
vệ sinh bàn phím, bạn xoay ngược bàn phím xuống phía dưới, lắc nhẹ nhàng
cho bụi rơi ra. Dùng chức năng thổi trong máy hút bụi mini dành cho
laptop, vừa chải bằng đầu chổi vừa thổi bụi ra ngoài. Bạn có thể tham
khảo sách hướng dẫn sử dụng cách vệ sinh bàn phím, tháo bàn phím ra nhẹ
nhàng và vệ sinh từng phím, dùng tăm bông tẩm dung dịch lau sạch.
Nếu thường xuyên làm việc ở môi trường có độ bụi cao, gần đường xá,
công trường… bạn nên trang bị một lớp lót bàn phím để giảm thiểu bụi
bẩn. Hơn nữa nếu chẳng may bị đổ nước vào bàn phím cũng đỡ được phần nào
việc dính nước chập mạch.
7. Chuột: nếu bạn dùng chuột quang thì cần lau nhiều hơn khu vực đèn cảm ứng bằng tăm bông tẩm dung dịch vệ sinh. Mặt sau
chuột thường có một ốc vít để bắt vào, bạn dùng tuốc-nơ-vit tháo con ốc
này để tháo chuột ra, dùng bình xịt thổi bụi bên trong chuột. Với chuột
bi thì bạn cũng làm tương tự, nhưng chú ý vệ sinh nhiều hơn ở
khu vực tiếp xúc của bi lăn. Viên bi cũng hay dính mồ hôi tay hoặc các
tạp chất nên bạn dùng giẻ ướt lau thật sạch, để khô trước khi lắp vào
chuột.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét